NƯỚC MẮT BÁ CHỦ – NƯỚC MẮT ĐÀN ÔNG

Lưu bị khóc khi chưa làm được gì cho quốc gia thì đã già

NƯỚC MẮT BÁ CHỦ – NƯỚC MẮT ĐÀN ÔNG

” Đã lỡ sinh ra trong trời đất ,
Phải có danh gì với Núi sông “
  • Người ta thường chê Lưu Bị khóc lóc, ủy mị, tới nỗi có luôn câu thành ngữ bốn chữ “khóc như Lưu Bị”..
Có điều, Nếu lật toàn bộ sơ yếu lý lịch của họ Lưu kia trong Tiên chủ truyện, thì ông ta chỉ khóc đúng một lần: “Cửu Châu xuân thu chép: Bị ở Kinh Châu mấy năm, có lần ngồi dự tiệc ở chỗ Biểu, lúc đứng lên đi ra nhà xí, thấy thịt bắp vế mập ra, thì bùi ngùi chảy nước mắt. Khi về chỗ ngồi, Biểu lấy làm lạ hỏi Bị, Bị đáp: “Tôi thân thường chẳng rời yên ngựa, thịt ở bắp vế đều tiêu đi. Nay chẳng ngồi trên ngựa nữa, bắp vế lại mập ra. Ngày tháng trôi qua, già lão đến nơi rồi, mà chẳng làm nên công trạng gì, bởi thế nên thương cảm vậy.”
  • Lúc đó, Lưu Bị là kiểu anh hùng mạt lộ, chí lớn chưa thành đã sắp lên lão, long đong sự nghiệp, khóc để giải tỏa nỗi niềm sầu muộn.
  • Đương nhiên đàn ông khóc không hiếm. Tào Tháo cương liệt tới mức nào nhưng vẫn khóc trước mộ Viên Thiệu, khóc Quách Gia, khóc Điển Vi. Nhưng đó là khóc lóc có mục đích, có giá trị, có thủ đoạn..
  • Còn Lưu Bị khóc thật hơn, xuất phát từ ý niệm công danh thành tựu đang trong cơn bế tắc, tuyệt vọng. Khóc trong đơn độc, không chút cường điệu e dè.
  • Đôi khi nước mắt đàn ông chính là sự mạnh mẽ, là bản ngã, là dũng khí can trường, khi họ đối diện với chính mình! Tự chất vấn mình.
Xã hội luôn như vậy, dù xưa hay nay, thì trách nhiệm và gánh nặng lên đôi vai của người đàn ông rất lớn. Như ông Nguyễn Công Trứ từng nói “đã mang tiếng ở trong trời đất – phải có danh gì với núi sông”
Danh với sông núi, danh với nhân thế luôn là vòng trần ai trói buộc biết bao nhiêu đấng trượng phu, nó khiến họ kiêu hãnh, oai hùng. Nhưng cũng khiến họ cay đắng đoạn trường.

” Hổ chết để da, Người chết để tiếng “.

— Sưu tầm —

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *